nb
                                                    

                   


Glitter Text Generator at TextSpace.net

Nuôi tinh thể - Ươm mầm Khoa học Việt Nam

THÔNG TIN VỀ CUỘC THI
NUÔI TINH THỂ - ƯƠM MẦM KHOA HỌC VIỆT NAM 2019
******


  GIỚI THIỆU VỀ CUỘC THI
 

    Năm 2019 là năm đánh dấu một mốc mới của cuộc thi Nuôi Tinh thể - Ươm mầm Khoa học Việt Nam. Trong khuôn khổ dự án MOMA Việt Nam (http://momavietnam.com), cuộc thi lần thứ 6 này sẽ do 4 trường đại học đứng ra tổ chức: ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Đà Nẵng, ĐH Quy Nhơn, và ĐH Cần Thơ.
    Mục đích của cuộc thi là nhằm khơi dậy niềm đam mê khoa học từ lứa tuổi thiếu niên thông qua hoạt động trải nghiệm - sáng tạo, đồng thời giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.

THỂ LỆ CHUNG

Đối tượng tham dự: học sinh phổ thông, sinh viên các trường ĐH trên toàn quốc. Mỗi nhóm tối đa 04 học sinh và 01 giáo viên phụ trách (mỗi GV có thể phụ trách nhiều nhóm).

Sản phẩm tham dự: có thể là một trong hai loại (hoặc cả hai) sản phẩm sau:
ĐƠN TINH THỂ: do nhóm nuôi được. Có thể nuôi
tinh thể của bất kì muối nào, hoặc kết hợp các muối để tạo màu cho tinh thể chính (xem thêm thông tin khoa học trên website: http://vinacryst.hnue.edu.vn). 
VIDEO CLIP: do nhóm tự làm liên quan đến quá trình kết tinh hay nuôi tinh thể. Để thuận tiện, các nhóm tự upload Video clip của mình lên Youtube và gửi đường link cho Ban tổ chức. Nhóm có thể chọn bất kì loại tinh thể nào và khuyến khích sự sáng tạo và kết hợp các thông tin khoa học. Xem thêm trên trang web: http://vinacryst.hnue.edu.vn
https://www.iycr2014.org/participate/competition-winners/2017-winners.
Lưu ý
: Để sản phẩm
VIDEO CLIP có thể được gửi tham dự "Cuộc thi Nuôi tinh thể Quốc tế" (do Hiệp hội tinh thể học Thế giới IUCr tổ chức) thì sản phẩm cần đảm bảo đúng định dạng (.avi, .mov hoặc .mpeg) và thời gian không quá 4 phút; Có phụ đề hoặc lời thoại tiếng Anh; Cuối video phải có ảnh kèm theo tên và tuổi của các thành viên, và thông tin của trường tham dự.

HÌNH THỨC TỔ CHỨC CUỘC THI
Năm nay cuộc thi sẽ được tổ chức tại 04 khu vực với hình thức tổ chức như sau:
Khu vực
Đơn vị phụ trách/
Người liên hệ
Hình thức tổ chức
Miền Bắc
Trường ĐH Sư phạm HN (HNUE)
TS. Nguyễn Bích Ngân
ngannb@hnue.edu.vn
Tel: 0835377769
Thời hạn nộp sản phẩm:
Ngày 12/11/2019

Địa chỉ nhận sản phẩm ĐƠN TINH THỂ:
Nguyễn Bích Ngân
Khoa Hoá học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Nhà A4 - 136, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Địa chỉ nhận link VIDEO CLIP:
cryst.grow.comp.vn@gmail.com

Miền Bắc Trung Bộ
Trường ĐH Đà Nẵng (UD-Ued)
ThS. Ngô Thị Mỹ Bình
ntmbinh@ued.udn.vn
Tel: 0984556938

Thời hạn đăng kí nhận hoá chất:
Trước 24h, ngày 15/08/2019

Thời gian gửi hoá chất:
Ngày 01/09/2019

Thời hạn nộp sản phẩm:
Từ 1/11/2019 - 10/11/2019
 
Địa chỉ nhận sản phẩm ĐƠN TINH THỂ: 
Ngô Thị Mỹ Bình
Khoa Hóa học, ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng
459 Tôn Đức Thắng, Đà Nẵng

Địa chỉ nhận link VIDEO CLIP:
ntmbinh@ued.udn.vn

Miền Nam Trung Bộ
Trường ĐH Quy Nhơn (QNU)
TS. Trương Thị Cẩm Mai
truongcammai@qnu.edu.vn
Thời hạn đăng kí nhận hoá chất:
Ngày 15/7/2019

Thời gian gửi hoá chất:
Ngày 15/9/2019

Thời hạn nộp sản phẩm:
Ngày 12/11/2019

Địa chỉ nhận sản phẩm ĐƠN TINH THỂ:
Trương Thị Cẩm Mai
Khoa Hóa, Trường ĐH Quy Nhơn
170 An Dương Vương, Quy Nhơn, Bình Định

Địa chỉ nhận link VIDEO CLIP:
cryst.grow.compt.vnqnu@gmail.com

Miền Nam
Trường ĐH Cần Thơ (CTU)
TS. Lương Thị Kim Nga
ltknga@ctu.edu.vn
Thời hạn nộp sản phẩm:
Đến 16g30 ngày 08/11/2019

Địa chỉ nhận sản phẩm ĐƠN TINH THỂ:
Trần Lê Kim Thụy
Văn Phòng Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ
Khu II Đường 3/2 Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Địa chỉ nhận link VIDEO CLIP:
              tknga@ctu.edu.vn


Lưu ý:
- Với sản phẩm ĐƠN TINH THỂ, mỗi nhóm chỉ chọn 01 đơn tinh thể tốt nhất của nhóm để nộp.
- Nếu gửi sản phẩm qua đường bưu điện thì tính theo dấu bưu điện
- Các nhóm ở gần có thể đến nộp trực tiếp
- Với sản phẩm VIDEO CLIP: sẽ được BTC đánh giá và gửi tham dự cuộc thi Quốc tế. Xem chi tiết tại:


TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
* Loại 1: Chất lượng (độ trong suốt, độ sắc nét của đường viền, độ nhẵn của bề mặt đơn tinh thể), khối lượng.
* Loại 2: Chất lượng video, mức độ sáng tạo, kinh nghiệm và sản phẩm của nhóm.

GIẢI THƯỞNG 
Gồm 02 loại giải thưởng: giải Tinh thể (Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích) và giải Video (Nhất, Nhì, Ba
, Khuyến khích).
Thời gian trao giải: dự kiến trong tháng 12/2019.


***

  KẾT QUẢ CUỘC THI
"NUÔI TINH THỂ - ƯƠM MẦM KHOA HỌC VIỆT NAM 2018"

***

HẠNG MỤC TINH THỂ

***

Giải
Họ tên học sinh, GVHD
Đơn vị
Nhất
Nguyễn Thuỳ Dương
GV: Nguyễn Trần Quỳnh Phương
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân
(TP Hồ Chí Minh)
Nhì
Trương Khánh Linh
Bùi Bảo Trân
GV: Hà Ngọc Phương
Trường THCS Wellspring
(Hà Nội)
Ba
Đinh Thiên Ân
GV: Nguyễn Minh Tài
Trường THPT Nguyễn Công Trứ
(TP
Hồ Chí Minh)

Ba
Trần Trọng Quốc Tuấn
Đào Trung Anh
Trần Ánh Ngọc
Phạm Bùi Thuỷ Tiên
GV: Bùi Hoàng Yến Ngọc
Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (TP Hồ Chí Minh)
Ba
Vũ Tuấn Hùng
Đặng Vũ Long
Vũ Mạnh Hưng
Nguyễn Bình An
GV: Hà Ngọc Phương
Trường THCS Wellspring
(Hà Nội)

***

HẠNG MỤC VIDEO CLIP

***

Giải Họ tên học sinh và GVHD
Đơn vị
Nhất
Nguyễn Sinh Nhật Anh
Nguyễn Thảo Nguyên
Đỗ Remy
GV: Phạm Thị Hiền
    Phạm Hải Hà
Trường THPT Wellspring
(Hà Nội)
Nhất
Nguyễn Kim Ngọc Anh
Nguyễn Giang Tuệ Anh
GV: Hà Ngọc Phương
Trường THCS Wellspring
(Hà Nội)
Nhì
Bùi Thanh Tú
Trần Bảo Khôi
Lưu Minh Chiến
Hoàng Mai Vũ
Nguyễn Minh Anh
GV: Phạm Thị Hiền
    Phạm Hải Hà
Trường THPT Wellspring
(Hà Nội)
Nhì
Nguyễn Linh Chi
Nguyễn Phương Trang
Vũ Nguyễn Khuê Ngân
Tạ Sơn Tùng
Vũ Ngọc Minh
GV: Phạm Thị Hiền
     Phạm Hải Hà
Trường THPT Wellspring
(Hà Nội)
Nhì
Trương Khánh Linh
Bùi Bảo Trân
GV: Hà Ngọc Phương
Trường THCS Wellspring
(Hà Nội)
Nhì
Lê Anh Thư
Đỗ Phương Nhi
GV: Ma Thị Cẩm Vân
Trường THPT Vinschool
(Hà Nội)
Ba
Đỗ Bùi Ngọc Anh
Phùng Thị Kim Liên
Phùng Phương Thảo
Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc (Vĩnh Phúc)
Ba
Văn Quỳnh Phương
Nguyễn Ngọc Linh
GV: Ma Thị Cẩm Vân
Trường THCS Vinschool
(Hà Nội)


KẾT QUẢ CUỘC THI
"IUCr worldwide crystal growing competition 2018"


***

Giải vàng (dành cho lứa tuổi 15-18)

Nguyễn Sinh Nhật Anh 11B3

Nguyễn Thảo Nguyên 11B3

Đỗ Remy 11B3

(Trường THPT song ngữ Wellspring)


Giải đồng (dành cho lứa tuổi 15-18)

Bùi Anh Tú 10 B5

Trần Bảo Khôi 10B5

Lưu Minh Chiến 10B5

Hoàng Mai Vũ 10B5

Nguyễn Minh Anh 10B5

(Trường THPT song ngữ Wellspring)


Giải đồng (dành cho lứa tuổi 11-15)

Trương Khánh Linh

Bùi  Bảo Trân

(Trường THCS song ngữ Wellspring)




*******************************************************
CẨM NANG CHO NGƯỜI MỚI NUÔI TINH THỂ

NUÔI TINH THỂ NHƯ THẾ NÀO?

Chú ý là chúng ta cần xác định là nuôi đơn tinh thể hay sáng tạo một tác phẩm đa tinh thể. Để nuôi một đơn tinh thể đủ to thì chúng ta cần sự khéo léo, tỉ mỉ. Trong khi đó một tác phẩm đa tinh thể thì lại là tổ hợp của kĩ năng và sự sáng tạo.

Về cơ bản muốn tạo một đơn tinh thể thì bạn cần có mầm tinh thể từ dung dịch quá bão hòa theo cơ chế làm lạnh nhanh hoặc bay hơi nhanh. Sau đó bạn sẽ nuôi mầm tinh thể lớn dần. Quá trình nuôi cần đủ chậm để các phân tử sắp xếp tiếp vào một mạng tinh thể, nếu không các mầm tinh thể mới sẽ hình thành và bạn sẽ thu được đa tinh thể.

Video clip: How to grow a single crystal - with Johanna

Nguyên liệu cần dùng:

  • Chất để tạo tinh thể (Alum)
  • Nước cất (hoặc nước uống tinh khiết đóng chai, hoặc nước đã qua máy lọc nước gia đình)
  • Que nhỏ
  • Đĩa nông
  • Cốc thủy tinh
  • Bếp đun
  • Dây nhỏ, mềm
  • Keo dính
  • Hộp xốp
  • Có thể dùng thêm cân và nhiệt kế


Cách tiến hành:

Lưu ý: Để nuôi được 1 tinh thể đẹp, bạn cần tạo được 1 tinh thể mầm tốt, sau đó nuôi tinh thể đó to dần lên (càng chậm càng tốt).

Giai đoạn 1: Tạo tinh thể mầm
    1.    Đun khoảng 50 mL nước trong cốc thủy tinh
    2.    Hòa tan muối alum vào để thu được dung dịch bão hòa ở nhiệt độ đó (50°C)
    3.    Rót dung dịch còn nóng vào một đĩa nông
    4.    Để nguội dung dịch đến nhiệt độ phòng
    5.    Sau khoảng 1 ngày, những tinh thể nhỏ xuất hiện
    6.    Dùng kính lúp để chọn lấy 1 tinh thể đẹp và trong suốt làm tinh thể mầm
    7.    Cần thận dính tinh thể mầm vào đầu dây nilon nhỏ bằng keo (VD keo 502)
    8.    Dùng kính lúp kiểm tra xem tinh thể mầm có dích chắc vào dây treo không?

cach lam 1
Tinh thể mầm xuất hiện
cach lam 4
Gắn dây vào một tinh thể mầm
cach lam 3
Nuôi tinh thể mầm trong cốc dd bão hoà

(Nguồn: Ảnh chụp bởi GS. Luc Van Meervelt     

Giai đoạn 2: Nuôi tinh thể lớn
Để nuôi được tinh thể lớn, bạn cần dung dịch quá bão hoà. Cách làm như sau:
    1.   Thêm một lượng hóa chất gấp đôi lượng có thể tan được trong một thể tích nước (ví dụ: 30g alum hòa tan được trong 100 mL nước ở nhiệt độ phòng, thì lấy 60g alum cho vào 100 mL nước). Điều chỉnh lượng cho vào và thể tích nước cần dùng tùy vào lượng hóa chất được cung cấp. Dùng cốc thủy tinh sạch.
    2.    Khuấy dung dịch cho đến khi lượng chất tan tối đa.
    3.    Đun nóng dần dần dung dịch, tiếp tục khuấy trong lúc đun cho đến khi tan hoàn toàn thì dừng đun.
    4.    Để nguội dung dịch đến nhiệt độ phòng, thu được dung dịch quá bão hòa.
   5.   Cẩn thận nhúng tinh thể mầm vào dung dịch quá bão hòa. Đậy cốc bằng 1 miếng bìa/màng nhôm để tránh bụi và thay đổi nhiệt độ phòng.
    6.    Đặt cả cốc vào hộp xốp để ổn định nhiệt độ kết tinh.
    7.    Theo dõi quá trình kết tinh, khi tốc độ kết tinh chậm lại thì cần bổ sung thêm muối.
   8.    Lấy tinh thể ra khỏi cốc, phun 1 ít nước để rửa tinh thể, nếu không dung dịch muối sẽ bay hơi nhanh làm mờ bề mặt. Chú ý không chạm tay vào tinh thể.
   9.     Thêm muối vào dung dịch trong cốc đến quá bão hòa hoặc chuẩn bị 1 cốc dung dịch muối quá bão hòa như bước 1-4.
   10.    Lặp lại bước 5-8. Khi tinh thể to lên, thì có thể phải thay dung dịch mới hàng ngày.
   
           transparent alum crystal
  Cuối cùng thu được 1 đơn tinh thể alum trong suốt (Nguồn: Ảnh chụp bởi GS. Luc Van Meervelt)
   
 Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự  trợ giúp nào, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:
TS. Nguyễn Bích Ngân (nbngan@gmail.com) hoặc cryst.grow.comp.vn@gmail.com



 
  Một số câu hỏi thường gặp


Tại sao tinh thể không lớn lên nữa? Làm thế nào để tinh thể tiếp tục lớn?
Tinh thể chỉ có thể lớn lên khi được nhúng trong dung dịch quá bão hòa. Khi dung dịch là bão hòa thì số phân tử chất đi từ tinh thể ra dung dịch sẽ bằng với số phân tử đi từ dung dịch xếp vào tinh thể (hệ đạt tới trạng thái cân bằng). Do vậy tinh thể sẽ không lớn lên nữa.
Để tinh thể tiếp tục lớn lên thì cần thay mới dung dịch kết tinh thành dung dịch quá bão hòa. Bạn có thể cho thêm lượng chất vào cốc dung dịch bão hòa, rồi đun nóng lại; hoặc chuẩn bị một dung dịch quá bão hòa mới.

Tại sao khi nhúng tinh thể vào dung dịch mới thay, tinh thể biến mất hoặc rời ra khỏi dây buộc?
Nếu bạn nhúng tinh thể vào dung dịch chưa bão hòa, thì tinh thể sẽ bị tan đi một phần hoặc hoàn toàn. Kết quả là bạn sẽ thấy tinh thể rơi ra khỏi dây buộc hoặc biến mất. Có thể lúc trước bạn vẫn chuẩn bị dung dịch quá bão hòa, nhưng do nhiệt độ phòng tăng lên có thể chỉ vài độ cũng làm cho độ tan tăng. Do vậy giữ cho hệ ổn định nhiệt độ trong quá trình kết tinh là rất quan trọng.

Tại sao tinh thể bị mờ bề mặt và không trong suốt nữa?
Khi lấy tinh thể ra khỏi dung dịch, nhanh chóng làm sạch dung dịch bám trên bề mặt tinh thể bằng cách phun nước lên hoặc nhúng nhanh tinh thể vào cốc nước sạch. Nếu không lớp dung dịch này bay hơi nhanh chóng và làm kết tủa chất trên bề mặt tinh thể và làm cho tinh thể không trong suốt giống như trong hình được nữa.


Sự khác nhau giữa dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa và dung dịch quá bão hòa?
Kết tinh chất từ dung dịch cần dung dịch quá bão hòa của chất đó. Có thể chuẩn bị dung dịch quá bão hòa bằng một vài cách.
Cách 1: Đun nóng nước và hòa tan tối đa chất vào lượng nước đó, ta được dung dịch bão hòa chất tại nhiệt độ đó. Sau đó, để nguội dung dịch, lúc này chất vẫn nằm trong dung dịch nhưng ở trạng thái không bền, gọi là trạng thái quá bão hòa. Nếu ta nhúng 1 vật rắn gọi là mầm kết tinh vào dung dịch này thì chất sẽ kết tinh vào vật đó. Thậm chí, nếu trong dung dịch có các hạt bụi nhỏ thì chất cũng sẽ kết tinh lên đó. Để tránh quá trình đó xảy ra thì phải đậy kín cốc đựng dung dịch kết tinh. Nếu dùng tinh thể nhỏ chất đó làm mầm kết tinh thì quá trình tạo đơn tinh thể sẽ thuận lợi hơn. Cách này được áp dụng khi chất có độ tan thay đổi theo nhiệt độ. Với các chất có độ tan không thay đổi theo nhiệt độ ví dụ như muối ăn thì không làm theo cách này được.

 so do ket tinh

 Vùng giả bền và vùng không bền được gọi là "quá bão hoà"; trong vùng không bền (xanh lá cây) tinh thể mầm được tạo ra ngay tức thì. Một tinh thể trong vùng giả bền (xanh lam nhạt) sẽ phát triển to dần lên.

Cách 2: Làm bay hơi nước từ dung dịch bão hòa. Cách này sẽ tốn thời gian hơn.
Cách 3:
    - Lấy một lượng nước vừa đủ.
    - Đun nóng cốc nước đến nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ phòng khoảng 15-20 °C.
    - Thêm chất vào cốc nước ấm, khuấy cho đến khi tan hết chất.

    - Tiếp tục thêm chất và khuấy cho đến khi còn một lượng nhỏ chất không tan.

    - Đung nóng dung dịch thêm 1 chút nữa để hòa tan nốt lượng chất không tan đó.

    - Nhấc cốc ra khỏi bếp đun, để nguội dung dịch đến nhiệt độ phòng thu được dung dịch quá bão hòa.

Tinh thể lớn chậm hay nhanh thì đẹp hơn?
Tốc độ kết tinh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tinh thể. Dung dịch càng quá bão hòa nhiều thì tốc độ sẽ càng nhanh hơn. Thông thường, tinh thể đẹp hơn là tinh thể lớn chậm hơn.

Ảnh hưởng của tạp chất?
Tạp chất hay những chất cho thêm vào trong dung dịch kết tinh có thể làm thay đổi màu sắc hình khối của tinh thể. Kết quả có thể làm bạn ngạc nhiên hoặc thất vọng đấy, nhưng chắc chắn sẽ là những trải nghiệm thú vị.