Glitter Text Generator at TextSpace.net

Nuôi tinh thể - Ươm mầm Khoa học Việt Nam





Thông tin về cuộc thi của Hiệp hội Tinh thể học thế
giới IUCr
 
                                                        "2016 IUCr Crystal Growing Competition"
                                                                                                    (dành cho học sinh dưới 18 tuổi)

Mục đích của cuộc thi là các em tự mình thực hiện quá trình nuôi tinh thể và truyền đạt kinh nghiệm mà các em thu được thông qua một video clip hoặc một bài tiểu luận. Sản phẩm dự thi cần tuân theo chỉ dẫn sau đây:
       -  Đối với sản phẩm là 1 video clip: độ dài không quá 03 phút, định dạng .mpeg, .avi hoặc .mov
       -  Đối với sản phẩm là 1 bài tiểu luận: độ dài không quá 05 trang, định dạng bắt buộc là .pdf

        Để gửi bài dự thi, hãy truy cập vào trang web :

       
http://www.iycr2014.org/participate/crystal-growing-competition-2016


  Các chất có thể kết tinh tạo thành tinh thể màu, pha tạp với Alum:
 
1) Kali nhôm sunfat: hay còn được gọi là muối alum kali (ngoài ra còn có muối alum amoni, alum natri), có công thức hoá học là KAl(SO4)2.12H2O. Tinh thể của alum trong suốt và có dạng hình học tám mặt như hình vẽ. Độ tan của alum kali là 118 g/L (20 °C).

Nguồn: GS. TS. Luc Van Meervelt

2) Natri tetraborat: hay còn gọi là Borax, có công thức hoá học là Na2B4O7.10H2O, cũng tạo tinh thể trong suốt. Độ tan là 27 g/L (dạng khan, 20 °C).
 
Nguồn: GS. TS. Luc Van Meervelt

3) Đồng sunfat: có công thức hoà học là CuSO4.5H2O, tinh thể có màu xanh da trời. Độ tan 390 g/L (dạng khan, 20 °C).
 
Nguồn: GS. TS. Luc Van Meervelt

4) Monokali photphat: hay còn gọi là KDP, có công thức hoá học là KH2PO4, cho tinh thể trong suốt. Độ tan 22 g/100 mL nước (dạng khan, 25 °C)
 
Nguồn: GS. TS. Luc Van Meervelt

5) Amoni magie sunfat: có công thức hoá học là (NH4)2Mg(SO4)2.6H2O, cho tinh thể  dài trong suốt. Để kết tinh amoni magie sunfat, lấy 0,4 mol amoni sunfat và magie sunfat hoà tan vào khoảng 45 mL nước. Khuấy cho đến khi muối tan hoàn toàn. Đun nóng nhẹ dung dịch (khoảng 40 °C), thêm tiếp từ 2 đến 5 gam mỗi chất cùng lúc. Khuấy cho đến khi tan hết, rồi để nguội dung dịch đến nhiệt độ phòng sẽ thu được tinh thể mầm. Tiến hành tương tự khi nuôi tinh thể lớn.
 
Nguồn: GS. TS. Luc Van Meervelt

6) Kali natri tatrat: có công thức hoá học là KNaC4H4O6.4H2O. Độ tan: 630 g/L (dạng khan, 20 °C).
 
Nguồn: GS. TS. Luc Van Meervelt

7) Amoni sắt (II) sunfat: hay còn gọi là muối Mo, có công thức hoá học là (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O, tinh thể có màu xanh nhạt. Độ tan 269 g/L (20 °C)
 
Nguồn: GS. TS. Luc Van Meervelt

8) Kali Ferixianua: có công thức hoá học là K3Fe(CN)6. Tinh thể có màu đỏ hổ phách. Độ tan 464 g/L (20 °C).
 

9) Đồng axetat: có công thức hoá học là Cu(CH3COO)2.H2O. Tinh thể màu xanh đậm. Độ tan 72 g/L (20 °C).
Hoà tan 20 gam chất trong 200 mL nước nóng. Nếu muối khó tan thì có thể thêm vài giọt axit axetic, khuấy đều. Đậy kín dung dịch và để nguôi đến nhiệt độ phòng. Tinh thể sẽ xuất hiện nhanh, giữ dung dịch để nuôi tinh thể trong vài ngày.



10) Canxi đồng axetat: có công thức hoá học là CaCu(CH3COO)2.6H2O, có tinh thể màu xanh hệ tứ phương.
Hoà tan 22,5 gam canxi oxit vào 200 mL nước, thêm 48 gam axit axetic băng, khuấy đến khi thu được dung dịch trong suốt. Hoà tan 20 gam đồng axetat monohidrat vào 150 mL nước nóng trong cốc khác. Trộn 2 dung dịch với nhau, đậy kín dung dịch, để nguội, quan sát dung dịch sau 1 ngày. Nếu không thấy tinh thể kết tinh thì có thể đun bay hơi bớt nước và tạo mầm tinh thể bằng cách dùng đũa thuỷ tinh cọ sát vào thành cốc.

11) Natri clorua: có công thức hoá học là NaCl, hay còn gọi là muối ăn. Độ tan 35,9 g/100 mL nước (20 °C).
NaCl thường tạo tinh thể nhỏ và khó tạo các tinh thể có hình thù tốt, do độ tan của muối NaCl thay đổi rất ít theo nhiệt độ. Tại 20 °C, độ tan của NaCl là 35,9 gam, tại 100 °C độ tan chỉ là 39,2 gam. Cách tốt nhất để kết tinh NaCl là bay hơi dung dịch bão hoà. Các tinh thể lập phương nhỏ dưới 1 mm sẽ xuất hiện dưới đáy cốc. Các tinh thể to hơn có bề mặt không phẳng hoặc có hình dạng khác lạ. Có thể xem sự thay đổi hình dạng này một cách thú vị hơn bằng cách thêm một lượng nhỏ đồng sunfat, alum kali, hoặc natri nitrat vào dung dịch bão hoà.
 
12) Sucrozo: công thức hoá học là C12H22O11, hay còn gọi là đường ăn. Độ tan 211,5 g/100 mL nước (20 °C).
Đường mía dễ cho tinh thể đẹp miễm là bạn có sự kiên nhẫn. Hoà tan khoảng 500 gam đường vào 100 mL nước nóng, rồi để nguội. Dung dịch quá bão hoà có màu vàng nhạt rất nhớt, có thể đề từ 1 tuần đến 1 tháng để bắt đầu kết tính. Tinh thể mầm có thể dài đến vài mm. Tinh thể đẹp được nuôi chỉ sau vài tuần. Tuy nhiên tinh thể rất dễ chảy nước ở nhiệt độ phòng.

13) Kali crôm sunfat: có công thức hoá học là KCr(SO4)2.12H2O, hay còn gọi là alum crom, tinh thể màu tím đậm. Có thể tạo một lớp trong suốt alum bên ngoài tinh thể alum crom màu tím
- Hoà tan 60 gam alum crom vào 100 mL nước
- Chuẩn bị 1 cốc khác chứa dung dịch bão hoà alum kali trong nước ấm
- Trộn 2 dung dịch theo bất kì tỉ lệ nào mà bạn thích. Dung dịch càng đậm màu thì tinh thể càng đậm nhưng sẽ khó điều chỉnh tốc độ nuôi tinh thể.
- Để nguội dung dịch và sau một ngày có thể thu được tinh thể mầm. Sau đó tiếp tục nuôi tinh thể trong dung dịch còn lại sau khi treo tinh thể mầm lên dây.
- Thay nắp đậy kín bằng giấy thấm thường để tăng quá trình bay hơi. Ở nhiệt độ phòng, tinh thể lớn dần theo cơ chế bay hơi, có thể từ vài ngày đến vài tháng.
- Để nuôi tinh thể alum trong suốt phía ngoài tinh thể màu tím, chỉ đơn giản lấy tinh thể ra và thay bằng dung dịch alum kali thông thường. Tiếp tục nuôi tinh thể trong dung dịch mới.